Trước tình hình xe hai bánh chạy động cơ điện đang trở nên phổ biến, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 10 tới) đang đề cấp đến các điều khoản mới để quản lý loại phương tiện này. Thượng tá Trần Sơn, Phó phòng Hướng dẫn luật và xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ và Đường sắt) đã trao đổi với phóng viên về các quy định này.
Xe đạp điện loại nào phải đăng ký, gắn biển?
Tới đây
xe đạp điện cũng phải gắn đăng ký, gắn biển số.
Trước tình hình xe hai bánh chạy động cơ điện đang trở nên phổ biến, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 10 tới) đang đề cấp đến các điều khoản mới để quản lý loại phương tiện này. Thượng tá Trần Sơn, Phó phòng Hướng dẫn luật và xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ và Đường sắt) đã trao đổi với phóng viên về các quy định này.
Ông Sơn cho biết: Người dân vẫn thường gọi chung xe hai bánh chạy bằng điện là "xe đạp điện", nhưng các cơ quan chức năng đã phân chia cụ thể loại xe này thành xe máy điện và xe đạp điện.
|
Xe đạp điện loại nào phải đăng ký, gắn biển? |
Thượng tá Trần Sơn
Hai loại xe này chạy với tốc độ cao, khả năng người điều khiển bị chấn thương sọ não khi xảy ra va chạm gần như mô tô, xe gắn máy nên dự luật quy định người điều khiển cả hai loại phương tiện này phải đổi mũ bảo hiểm. Việc cấp bằng lái và đăng ký sẽ phục thuộc vào sự phân chia loại xe.
Việc đăng ký, cấp biển số đối với hai loại xe điện này được đặt ra như thế nào trong dự thảo luật?
Đối với các loại xe 2 bánh, Luật hiện hành chỉ bắt buộc xe mô tô và xe gắn máy phải đăng ký, cấp biển số. Xe máy điện và xe đạp điện chưa có quy định.
Hướng sửa đổi sắp tới là xe máy điện cũng phải đăng ký và được cấp biển số. Xe đạp điện vẫn được xem là loại xe thô sơ, việc đăng ký hay không lại thuộc về quy định của từng tỉnh.
Tại điều 51, Luật Giao thông đường bộ quy định, phương tiện giao thông thô sơ khi tham gia giao thông phải đảm bảo tiêu chuẩn.
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh về yêu cầu an toàn giao thông của địa phương, UBND cấp tỉnh đặt ra các quy định về điều kiện an toàn, phạm vi hoạt động, đăng ký và cấp biển số đối với các loại xe thô sơ. Luật Giao thông đường bộ sửa đổi cũng quy định như vậy.
Thực tế, hiện nhiều địa phương bắt buộc có biển số đối với xe xích lô, do đó xe đạp điện cũng hoàn toàn có thể bị quản lý như vậy.
Việc học và cấp giấy phép lái xe (GPLX) đối với người điều khiển xe máy điện và xe đạp điện sẽ như thế nào?
Hiện tại, Luật chỉ quy định người lái xe mô tô bắt buộc phải có GPLX. Còn xe gắn máy (động cơ dưới 50cm3), người điều khiển phải có chứng chỉ bồi dưỡng pháp luật về an toàn giao thông. Tuy nhiên, hiện phần lớn các địa phương cũng chưa làm việc này.
Trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi có quy định cấp GPLX cho người điều khiển phương tiện từ mô tô trở lên nhưng Ban soạn thảo đang cân nhắc quy định bổ sung GPLX dựa vào thực tế.
Như vậy, có nghĩa là người điều khiển xe máy điện (và cả xe gắn máy) có thể vẫn phải thi và có GPLX. Còn người điều khiển xe đạp điện thì chưa đặt vấn đề học và thi lấy bằng lái.
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng không cần quy định học, thi GPLX đối với người lái xe gắn máy, xe máy điện. Quan điểm của ông như thế nào?
Xe máy điện là xe có tốc độ thiết kế lớn hơn 50km2, người điều khiển xe này (và cả xe gắn máy) cũng phải học và được cấp GPLX. Có học thì mọi người mới nắm được Luật Giao thông đường bộ, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường, kỹ năng thực hành lái xe… để lái xe an toàn. Riêng xe đạp điện, theo tôi là không cần thiết!
Xin cảm ơn ông!
Theo tin247